Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến – Phân tích ngắn gọn kèm ví dụ

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến – Phân tích ngắn gọn kèm ví dụ

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến ngắn gọn nhưng đủ để phản ánh rõ nét chất riêng trong thơ ca của người thi sĩ tài hoa. Cùng tìm hiểu về những áng văn gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Khuyến để hiểu hơn về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả.

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến như thế nào?

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn học dân tộc. Thơ văn của ông luôn nhận được sự quan tâm của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu và phê bình văn học.

Nói nhà thơ Nguyễn Khuyến, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, đánh giá khác nhau. Trong đó , Xuân Diệu cũng đã từng nhắc về ông như sau:

“Thơ Yên Đỗ vẫn phảng phất bay lượn giữa quê hương đồng chiêm trũng Hà Nam, trên quê hương làng mạc Việt Nam tất cả; bởi Nguyễn Khuyến đã tạo nên một tình yêu quê hương làng mạc trong văn học, tình yêu đồng bào, bà con dân quê trong xóm mình”.

Đối với Xuân Diệu, “Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Đây là chất riêng độc đáo, gắn liền với tên tuổi của thi hào Nguyễn Khuyến.

xuân diệu nhận xét về nguyễn khuyến
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Vì sao Nguyễn Khuyến lại được nhận xét là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến là dựa trên cuộc đời cũng như những áng văn nổi tiếng của nhà thơ. Khuyến Khuyến lựa chọn một lối sống bình dị, hòa mình trong cảnh vật làng quê.

Ông sinh ra trong một gia đình nghèo tại Nam Định. Nhà thơ từng đỗ đầu cả 3 kỳ thi: Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình và là một nhà nho ưu tú về phẩm hạnh.

Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến liên tục và kéo dài cho đến khi qua đời. Các tác phẩm của ông được ghi chép bằng cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng tác phẩm đồ sộ.

nhà thơ nguyễn khuyến
Nhà thơ Nguyễn Khuyến có lối sống giản dị, gắn liền với thiên nhiên

Một trong những đề tài được Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều nhất đó là làng quê Việt Nam. Đây chính là cuộc sống quen thuộc, gắn liền với người nghệ sĩ trong suốt thời gian cáo quan về ở ẩn.

Bức tranh thiên nhiên trong thơ của nhà thơ được khắc họa bình dị và mộc mạc. Cái đẹp gắn liền với khung cảnh thiên nhiên yên ả nhưng vô cùng sống động với muôn vàn màu sắc, âm thanh.

Một trong những tác phẩm viết về làng cảnh Việt nam làm nên tên tuổi của Nguyễn Khuyến không thể không kể tới: Thu Điếu, Thu Ẩm và Thu Vinh.

Bài thơ Thu Điếu

Khung cảnh mùa thu rất riêng của đồng bắc Bắc Bộ được khắc họa hài hòa và nhẹ nhàng. Bức tranh hiện lên với làn sóng “gợn tí” cùng những chiếc lá vàng “khẽ đưa vèo trong gió mùa thu” đầy trữ tình:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biết theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

nguyễn khuyến nhà thơ làng cảnh việt nam
Thu Điếu khắc họa mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ

Bài Thơ Thu Ẩm

“Thu Ẩm” không xa hoa, tráng lệ mà hiện lên rất đỗi bình dị. Tác giả lấy góc nhìn độc đáo từ một ông lão với đôi mắt cay xè và chén rượu:

“ Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe,

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,

Độ năm ba chén đã say nhè.”

Bằng tâm hồn nhạy cảm và cách dùng từ tinh tế, khung cảnh mùa thu hiện lên mờ mờ ảo ảo trong không gian tĩnh mịch. Cảnh vật dường như cũng chất chứa tâm sự không thể giãi bày.

Bài thơ Thu Vịnh

“Thu Vịnh” trong thơ Nguyễn Khuyến là khung cảnh thanh bình, yên ả. Cảnh vật hiện lên trong trẻo, dịu dàng với bầu trời xanh ngắt và làn gió heo may.

“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút.

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào”

Nguyễn Khuyến say trong cảnh sắc mùa thu tuyệt đẹp. Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn người nghệ sĩ, đó là nỗi xót xa, u hoài.

xuân diệu nhận xét về nhà thơ nguyễn khuyến
Thu Vịnh là khung cảnh mùa thu êm ả và thanh bình

Điểm chung của Xuân Diệu và Nguyễn Khuyến

Xuân Diệu (sinh năm 1916, mất năm 1985), Nguyễn Khuyến (sinh năm 1835, mất năm 1909). Cả hai tác giả đều là nhà thơ tiêu biểu cho nền văn học trung đại Việt nam và phong trào thơ mới thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Hai tác giả sinh sống vào hai thời kỳ khác nhau nhưng đều từng viết về mùa thu. Mỗi người một vẻ, mùa thu trong từng áng thơ đều hiện lên sinh động và mới lạ.

Thu trong thơ Nguyễn Khuyến hiện lên với nhiều sắc thái và cung bậc cảm xúc khác nhau. Với tâm hồn sâu sắc và tinh tế, mùa thu được khắc họa nhẹ nhàng nhưng không kém phần ấn tượng.

Trong khi đó, mùa thu trong “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu lại hiện lên đầy lãng mạn và trữ tình. Lá vàng bay trong gió, màu xanh của cỏ cây, màu đỏ của cây thay lá trong tiết trời se lạnh của Hà Nội hiện lên chân thực hơn bao giờ hết.

Kết luận

Xuân Diệu nhận xét về Nguyễn Khuyến là thông tin hữu ích giúp bạn hiểu hơn về thơ ca của người thi sĩ uyên bác. Khung cảnh làng quê Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến được tái hiện với nhiều góc độ khác nhau nhưng luôn bình dị, nhẹ nhàng và tinh tế.

vanthovietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[trafficuser_check_code]