Giới thiệu tác giả Nguyễn Du – Ông được mệnh danh là gì?
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du bao gồm tiểu sử cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm tiêu biểu của ông. Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam với tác phẩm Truyện Kiều gắn liền với tên tuổi của ông. Với vốn tri thức phong phú của mình, ông đã để lại cho nền văn học nước nhà nhiều kiệt tác thơ ca.
- Giới thiệu tiểu sử Thế Lữ – Nhà thơ được mệnh danh là gì?
- Phong cách sáng tác của Kim Lân – Nhà văn của làng quê Việt
- Phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Thi – Người nghệ sĩ đa tài
- Phong cách sáng tác của Chế Lan Viên – Kiện tướng của phong trào Thơ Mới
- Giới thiệu tác giả Phạm Tiến Duật – Con chim lửa của Trường Sơn
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du
Thông tin giới thiệu về tác giả Nguyễn Du:
Bạn đang xem: Giới thiệu tác giả Nguyễn Du – Ông được mệnh danh là gì?
- Bút danh: Tố Như, Thanh Hiên, Hồng Sơn lạp hộ, Nam Hải điếu đồ
- Tên tự: Tố Như.
- Hiệu: Thanh Hiên.
- Năm sinh: 3/1/1766 – 16/9/1820
- Quê quán: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
- Tác phẩm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn,….
Nguyễn Du là nhà thơ, nhà văn hóa lỗi lạc thời Lê mạt – Nguyễn sơ sinh ra ở Hà Tĩnh. Cha ông là Nguyễn Nghiễm, làm quan đến chức Tể tướng. Mẹ ông là Trần Thị Tần, con gái của gia đình làm chức Câu kế. Sinh ra trong gia đình quan chức quý tộc, Nguyễn Du thuở nhỏ sống trong nhung lụa và giàu sang.
Cuộc sống hạnh phúc không kéo dài được bao lâu, năm 13 tuổi Nguyễn Du mất cả cha và mẹ. Ông phải chuyển đến ở cùng người anh cả cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản.
Đến năm 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội và Nguyễn Du được đón đến Sơn Nam Hạ để nuôi ăn học.
Năm 1783, Nguyễn Du thi Hương và đậu Tam trường, sau đó ông nhận 1 chức quan nhỏ ở Thái Nguyên.
Năm 1796, ông bị quân Tây Sơn bắt giữ 3 tháng và sống chật vật 1 thời gian dài.
Sau khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ông được gọi ra làm quan triều Nguyễn. Kể từ đó, Nguyễn Du nhận nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình như: Tri huyện, Tri phủ, Cần chánh điện học sĩ, Chánh sứ, Hữu tham tri bộ lễ,…
Năm 1820, Nguyễn Du được cử đi Chánh sứ Trung Quốc nhưng chưa kịp lên đường thì mất. Ông được an táng ở tỉnh Thừa Thiên và 4 năm sau mới cải táng về quê nhà.
Sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Du
Xem thêm : Giới thiệu tiểu sử Thế Lữ – Nhà thơ được mệnh danh là gì?
Tìm hiểu về tác giả Nguyễn Du, độc giả sẽ hiểu rõ hơn về sự nghiệp sáng tác của ông. Đại thi hào đã để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm kiệt xuất viết bằng chữ Hán và Nôm.
Giai đoạn 1784 – 1805, Nguyễn Du sáng tác Thanh Hiên thi tập gồm có 78 bài.
Từ năm 1805 đến cuối năm 1812, trên đường tản mạn từ Nam ra Trung ông cho ra đời tập thơ Nam Trung tạp ngâm với 40 bài.
Thời gian đi sứ phương Bắc từ năm 1813, ông sáng tác Bắc hành tạp lục với 132 bài.
Văn chiêu hồn, Đoạn trường tân thanh, Thác lời trai phường nón và Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu là các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm theo thể thơ lục bát và song thất lục bát. Trong đó, Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) là kiệt tác của Nguyễn Du nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, Đại Hội đồng UNESCO đã vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới vào năm 2013.
Tổng hợp tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Du
Cuộc đời đầy biến động, gian truân của Nguyễn Du đã ảnh hưởng lớn tới phong cách sáng tác thơ ca của ông. Trong suốt cuộc hành trình gian khổ, trải qua nhiều biến động của thời đại, Nguyễn Du cũng sáng tác nhiều tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm như:
- Thanh Hiên thi tập (78 bài thơ chữ Hán)
- Truyện Kiều (3254 câu thơ chữ Nôm)
- Văn chiêu hồn (184 câu thơ chữ Nôm)
Nguyễn Du được mệnh danh là gì?
Nguyễn Du được mệnh danh là “Đại thi hào dân tộc” của người Việt Nam. Với tài năng và trí tuệ của mình, ông đã để lại cho hậu thế di sản thơ ca đồ sộ, giàu giá trị. Ông cũng là 1 trong những người mở đầu cho các sáng tác bằng chữ Nôm để khẳng định người Việt có chữ viết riêng và là 1 dân tộc tự lập, tự cường.
Ông là nhà thơ lỗi lạc với tấm lòng yêu nước, thương dân nồng nàn. Ông dùng ngòi bút sắc sảo của mình để viết lại hiện thực và phê phán bản chất xã hội. Đồng thời gửi gắm vào câu thơ những tư tưởng nhân văn, triết lý.
Nhận định về Nguyễn Du
Xem thêm : Giới thiệu tác giả Tô Hoài – Ông được mệnh danh là gì?
Dưới đây là 1 số nhận xét về Nguyễn Du giúp bạn hiểu rõ hơn về con người cũng như phong cách sáng tác của ông:
- Chế Lan Viên: Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn.
- Xuân Diệu: Truyện Kiều là một tiếng khóc vĩ đại… Nguyễn Du đã nhìn thấy, đã cảm xúc, đã tổng kết hàng vạn vạn đau khổ của người đời dưới chế độ phong kiến suy đồi.
- Hoài Thanh: Nguyễn Du – 1 trái tim lớn, 1 nghệ sĩ lớn.
Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Du
Nguyễn Du (1766 – 1820) là Đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là Danh nhân văn hóa thế giới. Ông sinh ra trong 1 gia đình giàu có, làm quan chức cấp cao trong triều đình. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cha mẹ và cuộc đời từ đây gặp nhiều biến động, sóng gió. Khi chúa Nguyễn Ánh lên ngôi, ông giữ nhiều chức quan trong triều nhà Nguyễn và được cử đi Chánh sứ Trung Quốc.
Bằng những trải nghiệm thực tế, vốn tri thức rộng lớn cùng lòng nhân đạo sâu sắc, Nguyễn Du đã để lại nhiều áng thơ bất hủ và ảnh hưởng lớn tới văn chương hiện đại. Hồn thơ ông sẽ sống mãi với thời gian, với các thế hệ sau.
FAQ về tác giả Nguyễn Du
Sau đây là 1 số câu hỏi thường gặp về tác giả Nguyễn Du được nhiều bạn độc giả quan tâm.
Nguyễn Du là ai, tên thật là gì, quê ở đâu?
Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh ra ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông là nhà thơ lỗi lạc, Đại thi hào của dân tộc và Danh nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du sinh năm bao nhiêu và mất năm bao nhiêu?
Nguyễn Du sinh năm 1766 và mất năm 1820, hưởng dương 54 tuổi.
Tác giả Nguyễn Du là người như thế nào?
Tác giả Nguyễn Du là người thông minh, tài trí, giỏi giang và có năng khiếu văn học ngay từ khi còn nhỏ. Ông sống hiên ngang với lòng nhân đạo sâu sắc, sẵn sàng vạch trần những điều xấu xa trong xã hội để đứng về phía người dân yếu thế.
Nguyễn Du xuất thân trong gia đình như thế nào?
Nguyễn Du sinh ra trong 1 gia đình giàu có, quý tộc có nhiều người làm quan.
Nguyễn Du có bao nhiêu tác phẩm tiêu biểu?
Tác giả Nguyễn Du có 3 tập thơ chữ Hán tiêu biểu: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm, Bắc Hành tạp lục và 2 tập thơ Nôm tiêu biểu: Truyện Kiều, Văn Chiêu Hồn.
Kết luận
Giới thiệu tác giả Nguyễn Du đã giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về đại thi hào của dân tộc. Bằng trải nghiệm cuộc sống và vốn tri thức dồi dào, ông đã để lại cho nhân loại kho tàng thơ ca bất hủ.
Nguồn: https://vanthovietnam.com
Danh mục: Tiểu sử