Phong cách sáng tác của Tú Xương – Ông hoàng thơ Nôm trào phúng

Phong cách sáng tác của Tú Xương – Ông hoàng thơ Nôm trào phúng

Phong cách sáng tác của Tú Xương là sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện thực sâu sắc và giọng thơ trào phúng độc đáo. Ông là dấu ấn đặc sắc, không thể phai mờ trong nên văn học Việt Nam thế kỉ 19 – 20.

Phong cách sáng tác của Tú Xương là gì?

Phong cách thơ Tú Xương sự kết hợp hài hòa giữa tính hiện thực sâu sắc và giọng thơ trào phúng độc đáo.

Bằng cách sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu cùng giọng thơ châm biếm, mỉa mai sắc bén, thơ ông vừa như tiếng nói tố cáo hiện thực xã hội bất công, vừa như tiếng nói yêu nước thương dân sâu sắc.

Phong cách sáng tác của Tú Xương
Thơ Tú Xương châm biếm, mỉa mai sâu sắc

Vì sao Tú Xương được mệnh danh là “Ông hoàng thơ Nôm trào phúng”?

Được mệnh danh là “Ông hoàng thơ Nôm trào phúng” vì phong cách sáng tác Tú Xương hài hước và châm biếm sắc sảo. Ông phản ánh hiện thực xã hội, vạch trần thói hư tật xấu và bất công với ngôn ngữ giản dị, gần gũi.

Tú Xương không chỉ thể hiện sự thông minh và tài năng trong việc sử dụng ngôn từ mà còn là một nhà thơ có tấm lòng yêu nước sâu sắc.

Những tác phẩm của ông mang đậm tính phê phán thói hư tật xấu của quan lại, xã hội thời kỳ cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Ông cũng thể hiện sự cảm thông đối với những người dân thường đang phải chịu đựng nhiều khó khăn.

Chính những đặc điểm này đã làm nên tên tuổi và vị thế đặc biệt của Tú Xương trong nền văn học Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu “Ông hoàng thơ Nôm trào phúng.”

Những nhận định về thơ Tú Xương

Với nhiều tác phẩm độc đáo đã có nhiều nhà văn, nhà thơ nhận định về phong cách nghệ thuật của Tú Xương:

  • Nguyễn Công Hoan: Suy tôn Tú Xương là bậc thần thơ thánh chữ.
  • Xuân Diệu: Xếp hạng Tú Xương thứ 5 sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm.
  • Nguyễn Tuân: Biểu dương Tú Xương là: một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam.

Lời kết

Phong cách sáng tác của Tú Xương mang đậm nét trào phúng sắc sảo, ngôn ngữ bình dân sinh động và tính hiện thực cao. Ông đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nền văn học Việt Nam và là một trong những tác giả có nhiều “môn phái” và “môn đệ” nhất lịch sử.

vanthovietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *