Phong cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bạch Vân cư sĩ

Phong cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Bạch Vân cư sĩ

Phong cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm tính hiện thực, mô tả xã hội dưới cái nhìn đầy chiêm nghiệm và đời thường của ông. Trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, nhà thơ đã để lại cho nhân loại những tác phẩm giá trị và góp phần phát triển nền văn học Việt Nam.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

Phong cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phản ánh hiện thực xã hội và có tính thời sự. Thơ ông phê phán những điều xấu xa trong xã hội và lối sống của con người nhưng cũng không quên ca ngợi mọi thứ tốt đẹp trong cuộc sống.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Bình Khiêm
Phong cách sáng tác của Nguyễn Bình Khiêm mang đậm chất riêng

Không đơn thuần chỉ là viết lên hiện thực, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn đậm chất giáo huấn và triết lý để người đọc rút ra nhiều bài học quý báu. Tư tưởng của ông thể hiện qua những tập thơ có giá trị ở thời bấy giờ và còn tiếp tục ảnh hưởng tới những giai đoạn lịch sử tiếp theo của đất nước.

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thể hiện được phong cách thơ rất riêng biệt. Chất thơ ông giàu trí tuệ, vừa truyền thống vừa hiện đại và làm nổi bật tấm lòng yêu dân, thương đời. Từng câu thơ giản dị, tự nhiên mà sâu sắc, ý nghĩa và giàu đạo lý làm người.

Vì sao Nguyễn Bỉnh Khiêm được mệnh danh là “người thầy kết nối lương tri bằng thơ ca”?

Nguyễn Bỉnh Khiêm được mệnh danh là “người thầy kết nối lương tri bằng thơ ca” của nhân dân. Ông sống gần gũi với người dân và đúc kết cho họ kho tàng triết lý về cuộc sống. Những tác phẩm ông để lại còn có giá trị với những thể hệ sau này, khuyên nhủ, răn dạy con người phải sống có ý nghĩa.

Phong cách sáng tác Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bình Khiêm xứng đáng là Người thầy kết nối lương tri bằng thơ ca

Phong cách thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giáo dục con người về đạo đức làm người, phê phán những thói hư tật xấu và khao khát vượt ra khỏi những bế tắc của cuộc sống. Ông hệ thống lại các triết lý của nhân dân, liên kết lương tri đã bị cuộc sống xô bồ che lấp và thể hiện rõ ràng hơn thông qua ngòi bút của mình.

Để từ đó, thơ ông là công cụ cảnh tỉnh con người giúp họ sống có lương tri, biết nhận thức điều đúng – điều sai và không làm những gì trái với lương tâm.

Một số nhận định về phong cách sáng tác Nguyễn Bỉnh Khiêm

Các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học đã để lại nhiều nhận định về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

  • GS. Nguyễn Huệ Chi: Thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là “trữ tình lý trí”. Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là tư duy thế sự.
  • PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh: Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt Nam. Về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà quán quân. Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số lượng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách thơ riêng không lẫn.
  • Nguyên Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười: Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ, nhà văn, một thầy giáo, một nhà triết học, một nhà dự báo, một danh nhân văn hóa như cây đại thụ bóng trùm cả một thế kỷ XVI. Tấm lòng yêu nước, thương dân tha thiết, nhân cách cao cả cùng với tri thức uyên bác và tài năng sáng tạo đã tạo nên sự nghiệp, uy tín và ảnh hưởng rộng lớn của ông mà đến nay chúng ta rất đỗi tự hào, trân trọng.

Kết luận

Phong cách sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu tính hiện thực, thể hiện được những triết lý của ông về cuộc sống và con người. Thơ ông trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ thi sĩ sau này và để lại cho nền văn học nước nhà những tác phẩm quý báu.

vanthovietnam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *